Home / Ngữ văn / Văn mẫu lớp 11 / Trình bày ý kiến về câu tục ngữ Đẽo cày giữa đường

Trình bày ý kiến về câu tục ngữ Đẽo cày giữa đường

Trình bày ý kiến về câu tục ngữ Đẽo cày giữa đường

Bài làm

Tục ngữ là túi khôn của nhân dân ta. Ông cha ta, từ xa xưa, đã đúc rút được rất nhiều kinh nghiệm quý báu của mình, và họ truyền lại cho con cháu thông qua tục ngữ bằng hình thức truyền miệng. Một trong những câu tục ngữ hay, khuyên con người sống luôn phải có chính kiến của chính bản thân mình, muôn đời nay, là một lời khuyên vô cùng ý nghĩa.

Tục ngữ “Đẽo cày giữa đường” được đúc kết ra từ câu chuuyện về một chàng muốn đổi đời bằng cách dốc hết tiền mua gỗ đẽo cày bán. Đang làm việc, người qua đường liên tục góp ý đẽo to đẽo nhỏ để phù hợp với thị trường và nhu cầu cày ruộng của các vùng miền. Ai bảo gì bác ta cũng nghe, kết cục đống gỗ trở thành thứ bỏ đi. Người muốn làm giàu đó bỗng chốc trắng tay.

Bài học được rút ra qua tình huống này là “làm việc gì cũng vậy, con người ta phải có chính kiến và kiên trì với một con đường mà mình đã lựa chọn”.

Thời nào cũng có người “đẽo cày giữa đường”. Gần đây, sự tăng giảm của thị trường vàng, nhà đất hay chứng khoán đã khiến không ít người lao đao, đặc biệt là những người thiếu quyết đoán, nghe theo người khác mua vào bán ra bất hợp lí. Mối nguy hại của việc “đẽo cày giữa đường” chủ yếu chỉ tác động đến đời sống của một cá nhân hay của một gia đình. Nhưng sau đó, anh hưởng của nó đối với toàn xã hội là không nhỏ.

Xem thêm:  Bình giảng hai câu thơ đầu trong tập thơ Đây Thôn Vĩ Dạ

trinh bay y kien ve cau tuc ngu deo cay giua duong - Trình bày ý kiến về câu tục ngữ Đẽo cày giữa đường

Để hành động, con người cần có ước mơ. Nhưng để thực hiện ước mơ con người cần có chính kiến, ý chí và nghị lực. Không có chính kiến thì cho dù phải hao công tốn sức, phải làm việc quần quật suốt này đêm vẫn không mang lại kết quả như mong đợi.

Như thế, việc kiên định theo một mục đích nhất định trong đời là con đường ngắn nhất để đi đến hạnh phúc. Có thể mỗi chặng đường sống khác nhau, con người có những mục tiêu khác nhau, nhưng điều cốt tủy nhất để đến được mục đích đó, chính là sự kiên định.

Không có chính kiến, con người sẽ trở thành kẻ ba phải. Ai nói gì cũng nghe theo. Và không ít trường hợp, người đó bị kẻ xấu lợi dụng, phát ngôn hay hành động sai trái, ảnh hưởng đến cộng đồng.

Trên ghế nhà trường, học sinh cần rèn luyện ngay đức tính kiên định với chính kiến của mình. Gặp một bài toán khó, nếu không tự lực giải quyết mà nghe theo lời bàn bạc của bạn bè thì hoặc sẽ có kết quả sai, hoặc sẽ không đủ thời gian làm bài. Đằng nào học sinh đó cũng sẽ bị nhận điểm kém.

Con đường đến với học vấn bao giờ cũng gian nan và vất vả. Thành công nào cũng phải chịu thất bại đôi lần. Tuy nhiên, nếu chúng ta kiên định sống hết mình với đam mê đã chọn và luôn bình tĩnh khi cơ hội vẫn còn rất nhiều, thì một ngày không xa trong tương lai chúng ta sẽ mỉm cười vì những khó khăn đã qua đã bị khuất phục trước ý chí và lòng kiên định.

Xem thêm:  Phân tích nghệ thuật Hội thoại và đối thoại trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

“Đẽo cày giữa đường” là câu tục ngữ ra đời nhằm mục đích phê phán và chễ giễu những ai sống thiếu bản lĩnh. Tuy nhiên muốn có được bản lĩnh, con người ta cần phải học tập rất nhiều từ trong sách vở lẫn cuộc đời. Quan trọng hơn, người đó phải biết trau dồi vốn bản lĩnh. Người thiếu quyết đoán không phải là người kém thông minh mà là người thông minh nhưng lười biếng, không chịu lao động hay động não mà luôn thích dựa dẫm vào người khác. Lâu ngày, sự  bị động đó sẽ trở thành một thói tật xấu, khó bề thay đổi.

Check Also

nu sinh dak lak xin1115 040129 310x165 - Phân tích bài thơ “Chiều xuân” của Anh Thơ

Phân tích bài thơ “Chiều xuân” của Anh Thơ

Đề bài: Phân tích bài thơ “Chiều xuân” của Anh Thơ. Bài làm Nhắc đến …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *