Đề bài: Anh chị hãy phát biểu cảm nghĩ về truyện Tấm cám
Bài làm
Ngày xưa chúng ta được ông bà kể cho nhiều chuyện cổ tích, những câu chuyện hay về con người cũng như đức tính của họ. Không thể không nhắc đến truyện tấm cám. Qua truyện Tấm Cám, để thấy được đức tính thật thà, hiền lành của cô Tấm, sự may mắn kết nên duyên của cô Tấm với nhà vua và sự gian ác của hai mẹ con nhà Cám. Để lại cho ta nhiều điều bài học quý giá trong cuộc sống hàng ngày.
Truyện Tấm Cám là một câu chuyện cổ tích với nhiều yếu tố thần kỳ, chủ yếu bộc lộ những sự thực trong xã hội lúc bấy giờ. Cốt truyện xoay quanh chủ yếu hai nhân vật, đó là Tấm và Cám. Hai cô gái cùng cha khác mẹ, sau khi bố mất Tấm phải ở cùng với dì ghẻ và Cám, các cụ đã có câu “mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”.
Cô Tấm hiền lành, chịu thương chịu khó thì cô em Cám càng lười biếng, mưu mô xảo quyệt bấy nhiêu. Bắt đầu câu chuyện là hai chị em cùng đi bắt cua, bắt tép, mò ốc, Tấm thì chăm chỉ nên bắt được nhiều tôm, cá trong khi Cám lười biếng , mải chơi, sợ mẹ mắng nên đã lừa Tấm xuống suối tắm để mình đổ hết tôm cá mang về, tắm xong không thấy Cám đâu, tôm cá trong giỏ thì mất hết, không biết làm thế nào Tấm khóc và ông Bụt hiện lên và giúp đỡ Tấm, cá Bống được Tấm đem về nuôi rồi lại bị mẹ con Cám ăn mất, nghe lời Bụt lấy xương cá cho vào hũ chôn bốn chân giường.
Tiếp đó, đến mùa lễ hội Tấm cũng không được đi vì bị dì ghẻ bắt làm việc hết mới cho đi, rồi Bụt hiện lên giúp đỡ tấm để Tấm chính là những hũ xương cá mà Tấm đã chôn trong đó có quần áo đẹp đi chơi, làm việc thay Tấm. Hết lần này đến lần hai mẹ con nhà Cám càng trở nên ác độc với nhiều thủ đoạn, tàn nhẫn và ác độc hơn. Nhất là sau khi Tấm được vua đưa về cung làm vợ thì hai mẹ con càng thể hiện rõ bản chất nhưng Tấm, từ những hành động và phản ứng yếu ớt, cô đã trở nên mạnh mẽ, quyết liệt hơn, chủ động để bảo vệ mình, đòi lại hạnh phúc đích thực của mình.
Phát biểu cảm nghĩ về truyện Tấm cám
Đặc biệt trong truyện những tình tiết hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào bị Cám chặt đi làm khung cửu rồi thành cây thị, trong quả thị được bà bán nước ven đường mang về. Qua những lần chuyển kiếp như vậy để thấy được sự đấu tranh sức sống mãnh liệt, nhiều lần bị mẹ con Cám hãm hại, Tấm càng trở nên mạnh mẽ hơn. Nhưng đến cuối cùng kết thúc có hậu Tấm cũng được trở về bên vua và có cuộc sống hạnh phúc, tất nhiên thì hai mẹ con Cám bị trừng trị thích đáng, trả giá cho những tội ác mà mình gây ra.
Mâu thuẫn giữa Tấm và Cám là một mâu thuẫn hay xuất hiện trong xã hội lúc bấy giờ, gay gắt và không thể hóa giải được, xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ đại, đó chính là sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa những người lương thiện và kẻ bất lương. Đến cuối cùng Tấm giết Cám đây chính là hành động sinh tồn của con người không giết Cám thì Tấm sẽ chết và để Cám sống thì Tấm chết vì vậy đứng giữa hai sự lựa chọn như vậy thì Tấm chọn sống đây là lẽ bình thường và đương nhiên, ông cha ta có câu “ác giả ác báo”.
Sử dụng nhiều nghệ thuật tự sự, có sự tham gia của nhiều yếu tố thần kỳ như ông Bụt, xương cá bống và những lần biến hóa thành nhân dân chính, với kết cấu đúng theo chuyện cổ tích trải qua nhiều hoạn nạn thì cuối cùng mới được hưởng hạnh phúc mang tính nhân đạo và lạc quan, thể hiện đấu tranh giai cấp của xã hội thời kỳ đấy.Cái thiện luôn thắng cái ác, những người hiền lành luôn được giúp đỡ trong lúc hoạn nạn, và gặp may mắn hạnh phúc, qua nhiều tình tiết cậ chuyện hay và hấp dẫn người đọc từ đầu cho đến kết thúc cùng với sự xuất hiện thần thánh làm tăng thêm thú hút đối với mọi người.
Cuối cùng thì mâu thuẫn cũng được giải quyết, là những cái kết đẹp cho Tấm, và sự thích đáng cho những hành động của Cám gây ra cho chị của mình, luôn có rất nhiều cơ hội mở ra cho Cám để sửa sai nhưng lại không biết đường sửa lỗi, về sau càng bộc lộ bản chất gian ác của mình hơn.Cho ta một bài học quý giá đừng nên làm những điều ác mà hãy sống lương thiện rồi ta sẽ gặp được những may mắn trong cuộc sống đem lại cho chúng ta.