Home / Ngữ văn / Văn mẫu lớp 8 / Phát biểu cảm nghĩ về truyện ngắn Tôi đi học

Phát biểu cảm nghĩ về truyện ngắn Tôi đi học

Đề bài: Anh chị hãy phát biểu cảm nghĩ về truyện ngắn “Tôi đi học”

Bài làm

“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường…”, những câu văn ấy của Thanh Tịnh đã xuất hiện trên văn đàn Việt Nam hơn sáu mươi năm rồi. Thế nhưng “Tôi đi học” vẫn là một trong những áng văn gợi cảm, trong trẻo đầy chất thơ của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam.

 Trong chúng ta, ai cũng đã từng trải qua ngày tháng đầu tiên của tuổi học trò. Với Thanh Tịnh, trường làng Mĩ Lí là một mảng kí ức nhiều lần từng trở đi trở lại trong những trang viết của ông. Câu chuyện “ Tôi đi học” rất đơn giản, nhưng làm xúc động tất cả những ai từng cắp sách đến trường. Giọng kể chuyện bằng lối xưng hô trực tiếp “tôi” của nhà văn tạo cảm giác gần gũi chân thực, như một bản tự thuật tâm trạng mà dường như mỗi người chúng ta đều nhận ra mình trong đó.

 Nhà văn đã dẫn dắt chúng ta vào không gian êm đềm của mùa thu, trong khung cảnh một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, để trở về trên con đường làng dài và hẹp, để được sống lại cảm giác của một cậu bé ngây thơ nép mình bên mẹ, chập chững những bước chân đầu tiên đến trường. Cảm nhận về sự thay đổi không gian đã khắc ghi đậm nét, bởi chính long tôi đang có sự thay đổi lớn:hôm nay tôi đi học. Chắc chắn đó cũng là cảm giác của tất cả những ai đã, đang và từng đi học.

Xem thêm:  Hãy viết một đoạn văn trong đó sử dụng tất cả những dấu câu mà em đã được học (viết về mùa xuân)

phat bieu cam nghi ve truyen ngan toi di hoc - Phát biểu cảm nghĩ về truyện ngắn Tôi đi học

Phát biểu cảm nghĩ về truyện ngắn Tôi đi học

 Hình ảnh ấy thật gần gũi với chúng ta, giống như lời của một câu hát ta từng quen thuộc “hôm nay em đến trường, mẹ dắt tay từng bước”. Cảm giác của cậu bé như một con chim non vừa rời tổ đang ngập ngừng những sải cánh đầu tiên, có chút chơi vơi nhưng thích thú. Thật thú vị biết bao khi ta cùng chia sẻ khoảnh khắc được cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn của cậu bé. Cảm giác ấy thực ra đã bắt đầu từ sự thay đổi đầu tiên mà cậu bé rất hãnh diện vì đi học oai hơn nhiều so với những trò thả diều hay ra đồng nô đùa, dù rằng cậu vẫn có thể rất them được như thằng Qúy, thằng Sơn để được tự do bay nhảy.

Bởi lẽ đi học là được tiếp xúc với cả một thế giới những điều mới lạ: quần áo mới, sách vở mới, thậm chí oai hơn là được cầm…bút thước mà không để lộ vẻ khó khan gì hết. Bởi chưa là người thạo nên cậu bé phải ganh tị và them muốn như chúng bạn. Trường học quả là một thế giới tôn nghiêm khiến cho cậu bé phải lo sợ vớ vẩn khi ngắm nhìn và bước chân vào cái nơi vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Cái đình làng là nơi chỉ dành cho quan viên chức sắc, những người lớn mới được vào. Trường Mĩ Lí có lẽ chỉ dành cho người thạo, còn một cậu bé bước vào sẽ bị choáng ngợp trước vẻ oai nghiêm của nó, nên cảm giác hồi hộp là điều không tránh khỏi.

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về cái kết truyện Cô bé bán diêm

Cảm giác được thấy mình trở lên trang trọng hơn cũng khiến cậu trở lên lung túng. Không phải chỉ có cậu, mà đó cũng là tâm trạng chung của các cậu trò nhỏ: “họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ”. Thật thú vị khi ta được biết cảm giác thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ. Có lẽ khi nhớ lại ngày đầu đi học ấy, nhà văn vẫn chưa hề quên được những bước chân run run buổi đầu đời, như lần đầu khám phá ra một thế giới lạ: “cái gì cũng to, đẹp và trang trọng”.

Một trang vở mới sẽ in những nét chữ đầu tiên đầy hứa hẹn cho một tương lai đang mở ra với những bé thơ. Ta nhận ra trong mỗi lời văn của Thanh Tịnh một sự trừu mến đặc biệt dành cho những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật  “tôi”. Bởi lẽ, đó chính là kỉ niệm đầu đời của nhà văn gắn với thế giới học trò mở ra bao ước vọng. Giọng văn nhẹ nhàng, hình ảnh khắc họa còn tươi rói bao nhiêu kí ức đầu đời đã làm nên chất thơ lan tỏa trong toàn bộ truyện ngắn. Truyện ngắn “tôi đi học” của Thanh Tịnh còn đọng mãi trong ta kỉ niệm đầu đời trong sang hồn nhiên, ghi lại khoảnh khắc thật đẹp trong tâm hồn tuổi thơ. Những trang văn tinh tế, giàu sức biểu cảm sẽ còn làm biết bao thế hệ học sinh xúc động.

Xem thêm:  Lập dàn bài chi tiết chứng minh Trong lòng mẹ là bài ca về tình mẫu tử

Check Also

top 10 anh hot girl hoc sinh cap 2 viet 8 310x165 - Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ

Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ

Đề bài: Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ. Bài làm Thế Lữ …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *