Đề bài: Anh chị hãy phát biểu cảm nghĩ về truyện ngắn Chiếc lược ngà
Bài làm
Chủ đề chiến tranh luôn là đề tài được các nhà văn viết đến, nhất là trong thời kỳ các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống đế quốc Mĩ xâm lược. Theo dòng lịch sử, những cuộc chiến tranh để lại cho ta rất nhiều đau thương mất mát, để ta cảm nhận những tình cảm thiêng liêng được đề cao, những tình cảm mà trong chiến tranh khiến ta cảm nhận những đau thương đó. Trong đó có thể kể đến tác phẩm “chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, kể về tình cảm cha con, gia đình mà người chiến sĩ mong đợi nơi chiến trường, bao nhiêu năm xa cách.
Với cốt truyện sâu lắng, dễ dàng cho người đọc cảm nhận những tình cảm eo le của hai cha con, nội dung câu chuyện kể về ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm gia đình. Khi về nhà, bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm cho em không nhận ra cha giống trong bức ảnh chụp chung với má. Em hành xử với cha như một người xa lạ, đến lúc bé Thu nhận ra cha, lúc tình cha con thức dậy mãnh liệt thì ông Sáu lại phải ra chiến trường. Tại khu căn cứ, dồn hết những tâm tư tình cảm yêu quý của người cha, nhớ thương đứa con gái, vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cho cô gái bé bỏng nơi quê nhà. Cuộc đời không ai nói trước được điều gì, trong một trận càn quét địch, ông Sáu hy sinh, trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn để gửi về cho con. Qua đó mới thấy được tình yêu vô bờ bến của người cha dành cho con, sau bao năm xa cách, nhưng vẫn luôn yêu thương, và nhớ đến gia đình.
Chi tiết câu chuyện với lời kể đậm chất trữ tình càng làm toát lên vẻ đẹp của tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu. Khi về con không nhận cha, đối xử xa lạ khiến cho ông Sáu cảm thấy bị tổn thương, hụt hẫng, bao nhiêu năm tháng ngoài chiến trường, mong ngóng từng ngày để về gặp gia đình, đứa con bao năm tháng mình xa cách, không được nhìn nó lớn lên, mong mỏi một ngày nghe nó gọi một tiếng ‘cha’, đã làm cho một người cha như ông Sáu thật đau lòng.
Phát biểu cảm nghĩ về truyện ngắn Chiếc lược ngà
Bé Thu không chịu nhận ông Sáu làm cha cũng có lý do riêng của mình, sau khi được bà giải thích ra vết sẹo trên mặt tại sao mà có như vây, thì lúc đó bé Thu mới gọi ông Sáu là cha, để thấy được bé Thu cũng muốn nhận là cha nhưng do vết sẹo mà bé ngại ngùng và khống dám chắc chắn đó có phải là cha mình hay không, để rồi cha con nhận ra nhau thì cũng là lúc biệt ly, cha phải ra chiến trường tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mĩ còn bé Thu ở lại tiếp tục học tập và bên bà , bên mẹ mong ngày ba trở về thăm gia đình.
Tình cha con đó thể hiện sự mất mát, eo le, ngặt ngèo do chiến tranh đem lại, làm cho giá trị nhân văn trong câu chuyện trở nên sâu sắc. Dưới ngòi bút khắc họa tình huống độc đáo của mình Nguyễn Quang Sáng đã làm cho người đọc cảm nhận một cách rõ nét về tình cảm cha con, khi cha là một người chiến sỹ nơi thao trường phải xa nhà, để lại vợ và con nhỏ thơ ngây không nhớ rõ mặt mình, chiến đấu vì tổ quốc, đất nước hòa bình, để cho hậu phương yên tâm tăng gia sản xuất, giúp cho đất nước được thái bình.
Hình ảnh “chiếc lược ngà” là một hình ảnh biểu tượng cho tình thương yêu của người cha dành cho cô con gái nơi phương xa, tình cảm đó không gì sánh nổi làm cho ta cảm thấy thương xót, đau lòng cho những người chiến sỹ xa quê. Cũng chính là kỉ vật, nhân chứng cho nỗi đau mà chiến tranh gây ra cho nhân dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ Ngụy.
Tác giả đã tài tình trong cách sử dụng nghệ thuật cốt truyện kết hợp chặt chẽ cùng với tạo hình nhân vật rõ nét và những yếu tố bất ngờ hợp làm cho đoạn trích trở nên chân thực, song song đó là yếu tố người kể chuyện cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo hình nhân vật.
Thế mới thấy được, chiến tranh đã đem lại cho con người rất nhiều đau thương mất mát đem lại cho nhân dân, khiến những người chiến sỹ phải chia xa quê hương, những tình cảm giản dị, đời thường mà trong chiến tranh đó là tình cảm rất quan trọng, mà mỗi người cũng chỉ cần bên gia đình trải qua cuộc sống đơn giản ấy thôi.