Home / Ngữ văn / Văn mẫu lớp 8 / Phát biểu cảm nghĩ về truyện Cô bé bán diêm

Phát biểu cảm nghĩ về truyện Cô bé bán diêm

Đề bài: Anh chị hãy phát biểu cảm nghĩ về truyện Cô bé bán diêm

Bài làm

An-Đéc-Xen là một nhà văn nổi tiếng ở Đan Mạch,ông được biết đến với những câu chuyện: Cố bé bán diêm, Bầy chim thiên nga, Nàng tiên cá… Mỗi câu chuyện tưởng chừng đơn giản nhưng đều chứa đựng một thông điệp tình thương của ông. Cô bé bán diêm là một trong số đó, truyện ngắn là bức thông điệp về tình thương mà ông dành cho những em bé có số phận kém may mắn.

Câu chuyện bắt đầu với hình ảnh một đêm giao thừa. Giao thừa là khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thời gian mà mọi người tưng bừng hoàn thành nốt những công việc còn xót lại ở năm cũ để cùng nắm tay nhau bước tới một năm mới, hứa hẹn thật nhiều điều tốt đẹp, hạnh phúc. Thế nhưng, trong đêm giao thừa ấy xuất hiện hình ảnh một cô bé bán diêm “nhà nghèo, mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất, bụng đói, đang dò dẫm trong bóng tối…” . Sự xuất hiện của cô bé được An-Đéc-Xen miêu tả thật chi tiết, một cô bé đáng thương… Ki thấy cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và khắp nơi tràn ngập mùi thơm của thức ăn, em lại tưởng tượng và nhớ lại trước kia em cũng đã có một gia đình hạnh phúc, nhưng thật đau đớn khi Thần Chết đã cướp bà đi, khiến gia sản tiêu tán và em phải rời bỏ căn nhà nhỏ xinh, bắt đầu một cuộc sống hoàn toàn khác, chỉ toàn là khó nhọc, khổ đau và những lời mắng nhiếc, phải đi bán diêm, chịu đựng sự ngước đãi của người cha…

Xem thêm:  Dàn ý thuyết minh về cây hoa đào Tết

Trời mỗi lúc một rét, em bé đáng thương ấy một mình nới đường phố lạnh lẽo, đối lập hoàn toàn với những cảnh yên vui trong những mái nhà. Một suy nghĩ chợt hiện lên trong đầu em “Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?” Rồi em đã quẹt một que diêm, thứ ánh sáng ấy thật đẹp “Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt.” Thứ ánh sáng ấy như một biểu tượng của sự hy vọng, hy vọng tới điều gì tốt đẹp hơn.

Ta có thể cảm nhận rõ tâm trạng của em bé tội nghiệp ấy, An-Đéc-Xen đã rất thành công khơi lên tình thương của độc giả bằng ngòi bút tài hoa của mình, nhưng còn cảm động hơn ở đoạn sau khi em liên tục đốt tiếp ba que diêm, mỗi lần que diêm đốt lên lại xuất hiện một mộng tưởng mà em ao ước: lò sưởi, bàn ăn thịnh soạn, cây thông No-en. Tất cả những thứ ấy là những ước mơ của em bấy giờ, ước mơ tột cùng. Em vẫn chỉ là một em bé, cần được nhận sự quan tâm, chăm sóc từ người thân, những ước mơ nhỏ bé, ấm áp. Thế nhưng khi que diêm vụt tắt, kéo em về thực tại là đêm đông giá rét, cô đơn…

phat bieu cam nghi ve truyen co be ban diem - Phát biểu cảm nghĩ về truyện Cô bé bán diêm

Phát biểu cảm nghĩ về truyện Cô bé bán diêm

Em tiếp tục quẹt thêm một que diêm, lần này, em đã thấy bà, người bà mỉm cười. Em van xin Thượng đề hãy để cho em về với bà, em không muốn rồi bà lại biến mất cùng ngọn lửa… Rồi que diêm lại vụt tắt, ảo ảnh biến mất. Thế rồi em lại quẹt tất cả những que diêm còn lại, em muốn níu bà lại. Bà cụ đã cầm tay em thế rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, không còn đói rét và đau buồn đe dọa nữa. Đó chính là khi em bé tội nghiệp từ giã cõi đời, nhà văn đã dùng tình yêu thương của mình để vẽ lên cho em những khoảng khắc cuối cùng thật đẹp, lúc ra đi không phải trong đau khổ mà là sự vui sướng hạnh phúc, em không còn phải chịu đói rét nữa mà được quay về vòng tay ấm áp của bà. Đó như là một món quà cuối cùng mà An-Đéc-Xen đã dành cho nhân vật của ông…Đồng thời qua câu chuyện ông cũng muốn lên án sự lạnh lùng, thiếu tình thương giữa con người với con người. Một cô bé nghèo đói với bộ quần áo rách rưới giữa đêm đông rét cắt da cắt thịt thế nhưng cô không nhận được bất cứ lời quan tâm nào từ những người xung quanh. Ngay cả khi cô đã chết vì lạnh dưới mặt đất thì những người qua đường cũng chỉ liếc nhìn lại bằng ánh mắt thương hại. Đồng thời tác giả cũng muốn lên tiếng đòi quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc đối với những em nhỏ có số phận thiệt thòi.

Xem thêm:  Viết đoạn văn cảm nhận kỉ niệm chiều hoàng hôn trong nỗi nhớ của con hổ trong bài thơ ''Nhớ rừng'' của Thế Lữ

An-Đéc-Xen vẫn luôn là một tác giả gần gũi với mọi lớp tuổi, những câu chuyện của ông với ý nghĩa nhân văn cao đẹp sẽ còn sống mãi trong lòng người đọc. Đánh thức những tình thương trong mỗi người, lan tỏa thông điệp về tình người, sự cảm thông.

Check Also

nu sinh d20181115 040205 310x165 - Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ

Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ

Đề bài: Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ. Bài làm Thế Lữ …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *