Home / Ngữ văn / Văn mẫu lớp 9 / Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện ngắn Làng của Kim Lân

Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện ngắn Làng của Kim Lân

Đề bài: Anh chị hãy phát biểu cảm nghĩ của em về truyện ngắn “Làng” của Kim Lân

Bài làm

“Làng quê” –hai tiếng thật êm đềm và than thuộc biết bao. Đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ hướng ngòi bút của mình về giếng nước,gốc đa, con đò…hướng về những người nông dân thật thà, chất phác. Kim Lân là một trong những nhà văn viết truyện ngắn và khai thác rất thành công về đề tài này. Truyện ngắn “Làng” là một truyện ngắn thành công của Kim Lân gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Kim Lân vốn am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống và con người ở nông thôn Việt Nam nên các truyện ngắn của ông thường gây ấn tượng độc đáo, rất giản dị, chân chất về đề tài này.

Câu truyện xoay quanh nhân vật ông Hai và tình yêu làng Chợ Dầu. Với những chuyển biến trong nhận thức và suy nghĩ, ông Hai đã trở thành một điển hình của người nông dân Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám. Như bao con người Việt Nam khác, ông Hai cũng có một quê hương yêu thương, gắn bó. Làng Chợ Dầu luôn là niềm tự hào và là kiêu hãnh của ông. Ông luôn khoe về làng mình, đức tính ấy như đã trở thành bản chất.

Trước cách mạng, mỗi khi kể về làng, ông đều khoe về cái sinh phần của viên tổng đốc sừng sững ở cuối làng. Sau cách mạng, làng ông đã trở thành làng kháng chiến, ông đã có nhận thức khác. Ông Hai không còn khoe về cái sinh phần ấy nữa mà ông lấy làm hãnh diện với sự nghiệp cách mạng của quê hương, về việc xây dựng làng kháng chiến của quê mình. Ông khoe làng có “những hố, những ụ, những giao thong hào”, “có cái phòng thông tin tuyên truyền sang sủa, rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh thì cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi thì cả làng đều nghe thấy.

Xem thêm:  Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Vũ Nương

Có thể nói, từ ngày đi tản cư, phải xa làng than yêu, bao nỗi buồn vui của quá khứ và hiện tại chứa chất trong lòng ông bao tâm sự. Dưới ngòi bút của Kim Lân, ông Hai-một người nông dân yêu làng, yêu nước, hiền lành, chất phác…hiện lên một cách chân thực, ta thấy gần gũi, bình dị và đáng yêu lắm. Tình yêu làng, tình yêu quê hương là một trong những tình cảm sâu sắc nhất của người dân cày Việt Nam.

phat bieu cam nghi cua em ve truyen ngan lang cua kim lan - Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện ngắn Làng của Kim Lân

Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện ngắn Làng của Kim Lân

Quyết tâm kháng chiến, tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của Hồ Chủ tịch cũng là một nét rất đẹp trong tư tưởng, tình cảm của ông Hai. Kháng chiến thì khắp nơi “Ruộng rẫy là chiến trường. Cuốc cày là vũ khí. Nhà nông là chiến sĩ!”. Vợ con đi tản cư, nhưng ông Hai vẫn ở lại cùng với đội du kích “đi đào đường đắp ụ” để bảo vệ cái làng Dầu thân yêu. Khi hoàn cảnh gia đình neo bấn, vợ con thúc bách, cực đã chẳng phải xa quê hương, ông tự an ủi mình: “thôi thì chẳng ở lại làng cùng anh em được thì tản cư, đâu cũng là kháng chiến”.

Xa làng rồi nhớ làng, tính nết ông Hai có phần thay đổi. Ông ít nói, ít cười, lầm lầm lì lì, thậm chí cáu gắt, chửi bới vợ con. Ông vô cùng đau khổ: “Chúng mày làm khổ ông! Chúng mày làm khổ ông vừa vừa chứ! Ông thì giết hết, ông thì giết hết!” chúng ta cảm thông với tâm sự u uẩn của ông, thương ông lắm!.

Xem thêm:  Trong bài thơ Mây và Sóng có đề cập đến người mẹ lớn là người mẹ thiên nhiên, hãy làm sáng tỏ suy nghĩ của em về trách nhiệm của con người trước thiên...

Trong lúc ông Hai đang hồ hởi với những chiến tích kháng chiến, những gương dung cảm anh hùng của quân và dân ta thì ông như bị sét đánh về cái tin dữ cả làng Chợ Dầu “Việt gian theo tây” “vác cờ thần ra hoan hô” lũ giắc cướp! Ông tủi nhục cúi gằm mặt mà đi, nằm vật ra giường như bị ốm nặng, nước mắt cứ tràn ra, có lúc ông chửi thề một cách chua chát. Ông sống trong bi kịch triền mien. Vợ con vừa buồn, vừa sợ “gian nhà lặng đi, hiu hắt”. Ông sợ mụ chủ nhà …có lúc ông nghĩ quẩn “hay là quay về làng”…nhưng rồi ông lại kiên quyết: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Kim Lân rất sâu sắc và tinh tế miêu tả  những trạng thái vui, buồn, lo, sợ …của người nông dân về cái làng quê của mình. Họ đã yêu lầng trong tình yêu nước, đặt tình yêu nước lên trên tình yêu làng. Đó là một bài học vô cùng quý giá và sâu sắc của ông Hai đem đến cho mỗi chúng ta!.

Cuộc đối thoại giữa hai bố conong Hai là một tình tiết cảm động và thú vị:

..-“A, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?”.

-“Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!”.

Nghe con ngây thơ nói mà nước mắt ông chảy ròng trên hai má… Lòng trung thành của cha con ông, của hang triệu nông dân Việt Nam đối với lãnh tụ là vô cùng sâu sắc, kiên định, vẻ đẹp tâm hồn ấy của họ rất đáng tự hào, ca ngợi.

Xem thêm:  Phân tích hình ảnh chị em Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

Vì thế khi cái tin thất thiệt “cả cái làng Dầu Việt gian theo Tây” được cải chính thì ông Hai là người sung sướng nhất. Ông tươi vui, rạng rỡ lên hẳn, “mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ”. Ông mua quà cho con, ông chạy sang nhà bác Thứ để khoe cái tin làng Dầu đánh giặc, nhà ông bị Tây đốt. Tự hào lắm chứ! Người đọc như được san sẻ niềm vui sướng cùng ông.

Gấp trang sách lại, chúng ta bồi hồi xúc động về tình yêu làng của ông Hai, về nghệ thuật kể chuyện tạo tình huống hấp dẫn, hồi hộp của nhà văn Kim Lân. Những phẩm chất tốt đẹp của ông Hai như cần cù lao động, chất phác, yêu quê hương đất nước…tiêu biểu cho bản chất cao quý, trong sáng của người dân cày Việt Nam. Chính họ đã đổ mồ hôi làm nên những bát cơm đầy dẻo thơm nuôi sống mọi người. Chính họ đã đem xương máu đánh giặc “giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”.

Check Also

top 10 anh hot girl hoc sinh cap 2 viet 8 310x165 - Phân tích tâm trạng nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Phân tích tâm trạng nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn phân tích tâm trạng nhân vật Thúy …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *