Home / Ngữ văn / Văn mẫu lớp 12 / Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích lớp 12

Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích lớp 12

Bi kịch không được sống là chính mình vẫn là bi kịch muôn thuở của con người trong xã hội. Điều đau đớn và cũng đáng trách nhất của con người đó là: không được sống là chính mình và không để cho người khác sống là chính họ. Cuộc đối thoại giữa Trương Ba và đế thích đã cho ta hiểu rõ hơn về bi kịch ấy.

Trương Ba đã ý thức và nhận ra được bi kịch nêu không được sống là chính mình, ông tâm sự chân thành điều đó với tiên đế thích. Nhưng bằng những lí lẽ của mình, Đế thích vẫn cố chấp thuyết phục Trương Ba. Ông dám nhận toàn bộ trách nhiệm về mình, không muốn sống nhờ, không muốn sống cuộc sống trên thân thể của người khác, qua trích đoạn này, tác giả muốn khẳng định khao khát mà tác giả đang thể hiện, mong ước được trở thành chính mình, khao khát nhận được những gì của mình, chấp nhận hiện thực, miễn sao không phải sống trên thân thể của người khác là được. Ai cũng khao khát được sống, nhưng sống là chính mình là cuộc sống đáng quý nhất, chính vì thế ông muốn “là tôi trọn vẹn”, sống cuộc đời của mình, trên thân xác của mình, chịu trách nhiệm trước hành động của mình. Hồn Trương Ba khao khát muốn quay trở về cuộc sống của mình, khi được cho một phép thử nhập vào xác của cu tỵ, thì hình hài và tâm hồn dường như đang thể hiện sâu sắc những mâu thuẫn, cạnh tranh giữa tâm hồn, với tâm hồn của người 60 tuổi, khi nhập vào em bé 10 tuổi, điều này, sự mâu thuẫn ngày càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Những mâu thuẫn đó thể hiện sâu sắc qua từng chi tiết, hành động của nhân vật, ông không chấp nhận cuộc sống này, cuộc sống đó vốn dĩ có nhiều mâu thuẫn, nhưng sống sang thân thể người khác là điều cực kì khó hơn, ông không thể chấp nhận được, lựa chọn của Trương Ba lúc này là muốn quay trở lại là chính mình, ông không muốn sống lương nhờ vào người khác, không muốn sống trên thân thể của người khác. Đó là sự đấu tranh rất lớn khi ông đang dần phải đối mặt với những mâu thuẫn gây gắt của thể xác và tâm hồn xuất hiện trong tác phẩm. Sự mâu thuẫn giữa hai con người làm cho mâu thuẫn của tác phẩm ngày càng nâng cao, Đế thích quan niệm sống chỉ là sống, nhưng Hồn Trương Ba lại quan niệm nên sống là chính mình, làm tôi chọn vẹn, được hòa hợp cả về thể xác, lẫn tinh thần.

Xem thêm:  Bình luận câu nói “Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn” của Tố Hữu

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng chiêm nghiệm: trong con người, rồng phượng lẫn rắn rết, cái cao cả và thấp hèn…luôn có sự giao tranh giằng xé lẫn nhau. Con người là sự tổng hòa của những cái đó. Nay, chính tác giả Lưu Quang Vũ nhấn mạnh không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục. Con người chỉ thực sự hạnh phúc khi được sống là chính mình, được hoà hợp xác và hồn, trong và ngoài, nội dung và hình thức trong một thể thống nhất toàn vẹn chứ không phải là cuộc sống chắp vá, bất nhất: “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”. Muốn sống đúng là chính mình thì mỗi chúng ta cần phải biết hài hoà giữa việc chăm lo cho linh hồn cũng như biết quý trọng và chăm sóc cho những nhu cầu thiết yếu của thể xác. Thông qua đó Lưu Quang Vũ cũng góp phần phê phán hai hạng người: một loại chỉ biết trau chuốt vẻ ngoài và chạy theo những ham muốn vật chất mà không chăm lo cho đời sống tâm hồn. Loại khác thì luôn coi thường những giá trị vật chất, bỏ bê sự chăm sóc bản thân chỉ khư khư giữ cho linh hồn được cao đẹp. Thông qua xác và hồn Lưu Quang Vũ nêu cao tư tưởng phải sống là chính mình đó mới chính là hạnh phúc thật sự của con người.

Xem thêm:  Soạn bài lớp 12: Sóng

Gửi gắm những triết lí sâu sắc ấy, thiết nghĩ đó là lí do vì sao kịch Lưu Quang Vũ sống mãi trong tâm hồn người đọc.

Check Also

52043129 09 1024x682 1 310x165 - Phân tích nhân vật Việt và chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật trong “những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Đình Thi”

Phân tích nhân vật Việt và chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật trong “những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Đình Thi”

Đề bài: em hãy phân tích nhân vật Việt và chỉ ra những đặc sắc …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *