Đề bài: phân tích hình tượng cây Xà Nu trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành
“Rừng xà nu” là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại của dân tộc ta. Tác phẩm được viết vào mùa hè năm 1965, khi Mỹ bắt đầu ào ạt đổ quân vào miền Nam. Một trong những thành công nổi bật của tác phẩm là nhà văn đã xây dựng được một hình tượng nghệ thuật mang ý nghĩa biểu trưng giàu chất lãng mạn: đó là hình tượng cây xà nu, rừng xà nu…
Thật vậy,trong tác phẩm, cây xà nu, rừng xà nu đã được Nguyễn Trung Thành miêu tả thật cụ thể, thật chi tiết với ngôn ngữ giàu chất thơ, bằng những “lời văn có cánh” trong một cảm xúc thật say mê và mãnh liệt.
Rừng Xà Nu là một hình tượng nghệ thuật đẹp xuyên suốt tác phẩm chiếm một vị trí quan trọng trong thiên truyện và có vai trò to lớn trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm. Rừng Xà Nu vừa có ý nghĩa cụ thể vừa gợi không gian thực, khung cảnh thiên nhiên của dân làng Xô Man khiến thiên truyện mang đậm nét Tây Nguyên. Đồng thời, nó còn có ý nghĩa tượng trưng cho cuộc sống và phẩm chất của người dân Xô Man nói riêng và nhân dân Tây Nguyên nói chung.
Hình tượng rừng Xà Nu đã tạo nên sự độc đáo của tác phẩm, đồng thời mang lại cho thiên truyện một không khí sử thi, lãng mạn, đậm nét, vừa hào hùng vừa thi vị. Ngay từ chủ đề, mở đầu và kết thúc tác phẩm là hình tượng cây Xà Nu, rừng Xà Nu được dùng làm bối cảnh cho câu chuyện nổi dậy của dân làng Xô Man, hình tượng cây Xà Nu theo sát diễn biến cuộc đời của Tnú-nhân vật chính của truyện. và hình tượng cây Xà Nu có mặt trong tất cả cuộc sống sinh hoạt của người dân làng Xô Man. “Nhựa Xà Nu được làm sơn quét bảng cho Tnú và Mai học chữ, lửa Xà Nu rực sáng cả núi rừng, dầu được tẩm vào giẻ đốt mười ngón tay của Tnú,…” Nó mang lại hương vị lạ cho câu chuyện, khiến thiên truyện mang đậm không khí Tây Nguyên.
Với bút pháp gợi tả, tạo chất tạo hình kết hợp với biện pháp nhân hóa, tác giả đã giúp chúng ta hình dung rất rõ vẻ đẹp của cây Xà Nu. Trước hết cây Xà Nu được miêu tả như chạm khắc thành hình khối, có hình dáng, mà sắc, hương vị riêng rất rõ nét, tác giả đã đặc tả lá Xà Nu “ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên”, cây Xà Nu thì cành lá xum xuê như con chim đã đủ lông mao, lông vũ,…hình tượng cây Xà Nu hiện ra rất rõ nét, sinh động tạo cho thiên truyện một bối cảnh howng dã và hùng vĩ, đậm màu sắc Tây nguyên.
Hình tượng cây Xà Nu là một hình tượng nghệ thuật, có ý nghĩa biểu tượng rõ nét, nó biểu tượng cho cuộc sống và phẩm chất của người dân Xô Man nói riêng và người Tây nguyên nói chung.
Cây xà nu tượng trưng cho sự mất mát, đau thương, uất hận của dân làng Xô Man. Hứng chịu sự tàn phá, bom đạn của kẻ thù, là loài cây ham ánh sáng, vô cùng hiên ngang, kiêu dũng, có sức sống mãnh liệt, luôn hướng tới sự sống.
Cây xà nu tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của dân làng Xô Man, là loại cây hứng chịu biết bao đau thương và mất mát, yêu tự do và trung thành với cách mạng, kiên cường, bất khuất, chiến đấu và giành được thắng lợi.
Cây xà nu tượng trưng cho các thế hệ Tây Nguyên kế tiếp nhanh chóng trưởng thành trong chiến tranh. Đó là cụ Mết, anh Quyết, Mai và Tnú và sau này là Dít và bé Heng ạo nên ấn tượng sâu sắc nơi độc giả. Nổi bật hình ảnh cây xà nu được lặp đi lặp lại gần hai mươi lần một hình tượng đặc sắc bao trùm toàn bộ thiên truyện ngắn này.
Cây này ngã xuống thì cây khác mọc lên, giống như người dân Xô Man vậy, người này hy sinh thì người khác lại đứng lên, hình ảnh những cây Xà Nu ưỡn tấm ngực lớn che chở dân làng, biểu tượng cho thế hệ đi trước, tiêu biểu là cụ Mết, cụ là một con người từng trải và đầy kinh nghiệm, trong đau thương chiến đấu cụ đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho con cháu, hình ảnh những cây Xà Nu bị thương, đại bác cũng không giết nổi chúng, vết thương của chúng chóng lành, chúng vươn lên rất nhanh, cành lá xum xuê thay thế những cây đã ngã giúp chúng ta liên tưởng tới thế hệ thanh niên như anh Quyết, Dít, Tnú và Mai. Anh Quyết hy sinh thì Tnú thay anh làm cán bộ, Mai bị thương thì có Dít đã trưởng thành tiếp nối công việc của chị trở thành xã đội, chính trị viên, kiêm bí thư, lớp thanh niên này giữ vai trò nòng cốt trong cuộc chiến đấu. Hình ảnh những cây Xà Nu còn non vừa mói nhú khỏi mặt đất, ngọn xanh rờn, lao thẳng lên bầu trời, gọi cho chúng ta liên tưởng tới thế hệ măng non, tiêu biểu là bé Heng.
Cây xà nu còn là “nhân chứng” cho sự giác ngộ, sự hi sinh thầm lặng, lòng dũng cảm và ý chí quật khởi của dân làng Xô-man. “Đứng trên đồi cây xà nu gần con nước lớn, cả vùng Xô-man ào ào rung động. Và lửa cháy khắp rừng”. Ánh lửa xà nu soi sáng lời căn dặn của anh Quyết: “Người còn sống phải chuẩn bị dao, mác, vụ, rựa, tên, ná… Sẽ có ngày dùng tới”. Lửa xà nu thử thách ý chí cũng như lòng can đảm của Tnú: “Không có gì đượm bằng nhựa cây xà nu… Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc… máu anh mặn chát ở đầu lưỡi…”.
Giọng điệu sử thi của “Rừng xà nu” bắt đầu từ câu chuyện kể của cụ Mết dưới ánh lửa xà nu, một câu chuyện phảng phất phong vị anh hùng ca. Và cây xà nu không chỉ gắn với quá khứ, hiện tại anh hùng mà còn gắn bó với mọi sinh hoạt, phong tục và đời sống văn hóa của người Xô-man, của các dân tộc Tây Nguyên.
Tóm lại,hình tượng cây xà nu thật sự là một sáng tạo nghệ thuật đáng kể của Nguyễn Trung Thành. Nhà văn đã lựa chọn hình ảnh cây xà nu và đem lại cho nó những ý nghĩa mới những lớp ý nghĩa rất khác nhau qua cách viết vừa gợi vừa tả của tác giả. Qua hình tượng này người đọc không chỉ thấy rõ sức sống kiên cường, mãnh liệt của dân làng Xô-man, của con người Tây Nguyên nói riêng mà