Đề bài: Anh chị hãy nêu cảm nghĩ về truyện ngắn Hai đứa trẻ
Bài làm
Khi nhắc đến các phẩm truyện ngắn để lại cho người đọc nhiều ấn tượng nhất không thể không kể đến một tác giả nổi tiếng Thạch Lam với tác phẩm hai đứa trẻ, rút trong tập Nắng trong vườn, tác phẩm cũng thể hiện được những nét nghệ thuật tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của mình.
Với cốt truyện khá đơn giản, dễ dàng cảm nhận như cuộc sống thường ngày, nơi không còn xa lạ đối với những người đọc, sẽ cảm thấy có nét gần gũi thể hiện trong tác phẩm. Nội dung cốt truyện êm ả, nhẹ nhàng nhưng lại khiến ta cảm nhận một cách chân thực, câu chuyện kể về Liên và An là hai chị em được mẹ giao cho trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ tại một phố huyện nghèo, nói thì vậy chứ nơi nghèo như vậy, cửa hàng tạp hóa cũng không có gì nhiều. Trước đây, gia đình Liên và An sống ở Hà Nội, một nơi sầm uất, đô thị, do cha bị mất việc không đủ điều kiện kinh tế để trang trải cuộc sống nơi đó nên cả nhà phải chuyển về sống ở phố huyện nghèo này. Ngay khi bước vào truyện tác giả đã tả cảnh một buổi chiều tà nơi phố huyện cùng với sự thưa thớt, đìu hiu nơi đây, báo hiệu một ngày tàn cuối buổi “Tiếng trống thu không trên cái tròi của truyện nhỏ; phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây hồng như ‘hòn than sắp tàn”, thế mới thấy được cảnh hoàng hôn nơi xế chiều. Không còn tiếng người nơi chợ , sự trống vắng hiện lên một cách ảm đạm.
Hàng ngày, Liên quan sát những gì xảy ra xung quanh mình, Liên thấy những đứa trẻ nhà nghèo bên chợ đi nhặt nhạnh từng những thứ có thể dùng được do người đi chợ, đến từng lá nhãn, vỏ mà người bán hàng để lại chúng cũng nhặt thì mới thấy được sự nghèo đói nơi đây. Mẹ của Liên làm nghề hàng xáo, toàn đi làm đến tối muộn mới trở về nên hàng ngày cũng chỉ hai chị em Liên bán hàng. Cuộc sống nơi đây nghèo nàn nên con người cũng vì thế mà thành những kiếp người tàn.
Liên chứng kiến cuộc sống vất vả của những con người nơi phố huyện, nghèo túng của hai mẹ con chị Tí, ngày thi tranh thủ đi mò cua bắt ốc, tối lại về bán hàng nước, nhưng hàng nước của chi thì vắng khách, tuy chiều nào cũng dọn từ chập tối đến tận nửa đêm nhưng vẫn không có khách, có ai đâu đến ngồi uống nước, người dân nơi đây sáng tối bận rộn kiếm tiềm trang trải cuộc sống. Rồi đến gia đình bác Xẩm, ngày ngày ngồi trên manh chiếu với cái thau sắt để trước mặt, thi thoảng lại góp truyện bằng tiếng đàn bần bật trong yên lặng “thằng con bò ra đất, nhặt những rác bẩn vùi trong cát”, suốt ngày như vậy nơi vắng vẻ này lấy đâu ra người cho nhiều. Còn có bà cụ Thi hơi điên, lại nghiện rượu, có tiếng cười khanh khách dễ sợ, bà thường mua rượu quán tạp hóa của hai chị em Liên, liền uống một hơi cạn sạch cút rượu ty, “cụ đi lần vào bóng tối” thể hiện thấy được không có tương lai, mờ mịt như con người không biết đi về đâu và sẽ như thế nào. Hay quán của bác phở Siêu, trong truyện đó là “món ăn xa xỉ” mà chị em Liên không bao giờ mua được, đối với người dân nơi dây, đến cái ăn còn phải lo, bát phở lại là thứ quá xa vời đối với con người nơi phố huyện nghèo.
Cảm nghĩ về truyện ngắn Hai đứa trẻ
Qua đó mới thấy được điều kiện sống của con người nơi đây qua cách nhìn của một đứa trẻ, cửa hàng tạp hóa nhà Liên cũng chẳng khấm khá hơn được bao nhiêu, “hàng bán chẳng ăn thua gì”, Liên thương những đứa trẻ con nghèo nhưng “không giúp gì được cho chúng” vì Liên cũng nghèo như chúng, cùng cảnh ngộ. Thấy vậy Liên lại liên tưởng đến những thứ trên Hà Nội “được uống những cốc nước lạnh xanh đỏ”, nhớ đến cuộc sống sung túc trên đó và cảnh eo hẹp của gia đình thật sự là một ao ước.
Và cũng như những người dân lam lũ tại phố huyện, hai chị em Liên và An vừa bán hàng vừa trông chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội về, đây chính là chuyến tàu mang lại ánh sáng cho nơi phố huyện, cuộc sống nơi đây thu bé lại dường như chỉ bằng ánh đèn dầu ở bán hàng nước của chị Tí, trông thật nhỏ nhoi, yếu ớt. Nhưng họ vẫn hi vọng mơ hồ “mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ của họ”, chuyến tàu đêm chính là cái tươi sáng đó, mong mỏi chuyến tàu đêm như là mong mỏi về một cuốc sống lo đủ đến với nơi phố huyện nghèo. Hai chị em Liên và An đều cố thức đợi chuyến tàu đêm, chuyến tàu dừng lại họ cũng chỉ bán được bao thuốc, bao diêm nhưng “Liên đã buồn nghủ ríu cả mắt” vẫn không chịu ngủ, còn An “đã nằm xuống, mí mắt sắp sửa rơi xuống” vẫn nhắc chị đánh thức mình dậy khi chuyến tàu tới.
Chuyến tàu ầm ầm lăn bánh đến phố huyện rồi lại lăn bánh đi tiếp khuất dần, mang theo ánh sáng đi mất rồi lại yên tĩnh trong bóng tối nơi phố huyện. Và khi chuyến tàu đã qua, hai chị em Liên bắt đầu đi vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong thành phố, tĩnh mịch và đầy bóng tối. Tác giả sử dụng những yếu tố lãng mạn xen lẫn yếu tố hiện thực, truyện mà không có truyện, câu tứ tựa hồ như một bài thơ, cách sử dụng tài tình như vậy khiến ta cảm thấy không khí tẻ nhạt với con người trong truyện quá không chân thực nhưng lại sống như thật.
Tác phẩm Hai đứa trẻ là loại truyện tâm tình của Thạch Lam, cái tình người chân chất, nhẹ nhàng, thấm sâu khắp truyện, làm cho độc giả hiểu hơn về cuộc sống nơi phố huyện nghèo, thấy được khát vọng trong họ, đồng thời tác giả tập trung vào thế giới nội tâm nhân vật, làm tăng thêm lôi cuốn, lối kể chuyện thủ thỉ như tâm sự người đọc, làm ta thêm yêu thương quê hương mình, nơi đồng quê bình dị và yên ả.